Banner top Banner top

Keratinocytes và Quá trình sừng hóa của da

Phạm Hoàng Quán Anh
Thứ Tư, 01/11/2023

Keratinocytes là những tế bào chủ chốt trong quá trình sừng hóa của da, một quá trình quan trọng đối với sức khỏe da và bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố bên ngoài. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết về vai trò quan trọng của keratinocytes và quá trình sừng hóa da, đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về cơ cấu và chức năng của làn da.

Đôi nét về tế bào sừng keratinocytes:

  • Keratinocytes hay còn gọi là tế bào sừng, đây là loại tế bào chủ chốt trong quá trình sừng hóa của da, một quá trình quan trọng trong bảo vệ và duy trì sức kháng của da. Chúng cũng là nhóm tế bào chủ yếu có trong lớp thượng bì ngoài cùng của da - chiếm tới khoảng 90-95%, và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất keratin, một protein cứng giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố bên ngoài.
  • Ngoài việc bảo vệ, keratinocytes và quá trình sừng hóa còn có vai trò trong việc duy trì độ ẩm cho da và điều tiết nhiệt độ cơ thể. Điều này làm cho keratinocytes và quá trình sừng hóa của da trở thành một phần quan trọng trong việc duy trì sức kháng và sức khỏe tổng thể của da của chúng ta.

Keratinocytes là những tế bào quan trọng trong quá trình sừng hóa của da.
Keratinocytes là những tế bào quan trọng trong quá trình sừng hóa của da.

Quá trình sừng hoá:

Ở lớp đáy, tế bào Keratinocytes được tạo ra từ quá trình phân chia của các tế bào gốc,

  • 1 phần các tế bào mới sinh ra sẽ di chuyển lên trên các lớp của thượng bì. Lưu ý: càng lên trên, các tế bào sẽ dần trở nên già rồi chết đi và cuối cùng là bị bong ra khỏi bề mặt da.
  • Còn 1 phần sẽ ở lại và duy trì quần thể tế bào Keratinocyte.

Trong quá trình di chuyển lên trên,

  • Các tế bào keratinocytes chuyển dạng từ một tế bào đa diện ở lớp đáy thành một tế bào mỏng dẹt ở lớp sừng.
  • Đồng thời, các tế bào này cũng sản xuất ra chất sừng keratin - chất tạo nên sự cứng cáp cho tế bào (ở lớp gai) và keratin này được tích trữ trong các hạt keratohyalin (ở lớp hạt). Những hạt này không chỉ chứa chất sừng keratin, mà còn chứa cả Lipid (50% ceramide, 25% cholestorol, 25% acid béo) và các nhân tố giữ ẩm tự nhiên (NMF- Natural Moisturizing Factor)

→  Tóm lại, đây là quá trình các tế bào keratinocytes ở lớp thượng bì phát triển, chết đi và bong tróc khỏi làn da, thay thế vào đó là các tế bào mới.

Quá trình sừng hoá được bắt đầu ở lớp đáy và kết thúc ở lớp sừng.
Quá trình sừng hoá được bắt đầu ở lớp đáy và kết thúc ở lớp sừng.

Thời gian hoàn thành quá trình sừng hoá:

Thông thường, quá trình sừng hoá sẽ kéo dài khoảng 28 ngày, trong đó:

  • 14 ngày đầu tiên là thời gian để tế bào da mới hình thành và thay thế lớp tế bào da chết.
  • 14 ngày còn lại là thời gian để tế bào da chết bắt đầu bong ra khỏi lớp thượng bì Lưu ý, quá trình này có thể bị thay đổi bởi tác động của nhiều yếu tố khác nhau

Chức năng của tế bào keratinocytes và quá trình sừng hoá:

  • Bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường như tia tử ngoại, vi khuẩn, vi rút, và chất gây kích ứng.

 

Viết bình luận của bạn