Banner top Banner top

Đặc điểm của những loại da cơ bản

Phạm Anh
Thứ Sáu, 06/08/2021

DA THƯỜNG:

  • Da thường là một làn da cân bằng (không quá ẩm cũng không quá khô) và tương đối khỏe mạnh. 
  • Da không có dấu hiệu bị khô hay bóng dầu. Khi xem xét toàn diện đặc điểm bên ngoài thì trông da khá bình thường. 
  • Da mặt tuy có mụn nhưng không bị lộ rõ. 
  • Không cần sử dụng giấy thấm dầu để làm sạch da mỗi ngày. 
  • Cuối mỗi ngày, da không hề có dấu hiệu bị khô hoặc bóng nhờn. 
  • Gần như không có vết nhăn nào xuất hiện trên da mặt. 
  • Làn da đều màu, không có sự xuất hiện của các chấm đỏ hay chấm nâu đen. 

DA KHÔ:

  • Da khô hình thành do thiếu hụt lipid. 
    • Thường xảy ra tình trạng bong tróc, ửng đỏ, thâm chỉ nứt da. 
    • Các vết nhăn thường xuất hiện khi không dưỡng ẩm đầy đủ. 
    • Da thường xuất hiện những vùng xỉn màu do tích tụ tế bào chết. 
    • Da khô có thể dễ dàng xuất hiện các nếp nhăn, dễ lão hóa và dị ứng. 
    • Khi gặp những tác nhân bất thường, da có khuynh hướng bị căng, châm chích, ngứa ngáy,… 

DA DẦU:

  • Thường xuất hiện mụn trứng cá. 
  • Da dầu có khuynh hướng tạo ra nhiều bã nhờn hơn so với nhu cầu của làn da. 
  • Kích thước lỗ chân lông lớn, dễ bị bít tắt và hình thành mụn. 
  • Da thô dày. 

DA HỖN HỢP:

  • Da hỗn hợp là có cả vùng da dầu và vùng da khô trên gương mặt. 
  • Phân loại da hỗn hợp dựa vào vùng chữ T, gồm khu vực trán, mũi và cằm. Có 2 loại da hỗn hợp. 
    • Da hỗn hợp thiên dầu 
      • Phần lớn da mặt sẽ nhiều dầu, tập trung ở vùng chữ T và 1 phầm 2 bên gò má. 
      • Phần da còn lại ở trạng thái bình thường hoặc khô. 
    • Da hỗn hợp thiên khô 
      • Chỉ có một phần nhỏ trên gương mặt có dầu, thường vẫn là vùng chữ T nhưng phạm vi nhỏ hơn. 
      • Phần lớn còn lại là khô, nhất là vùng hai bên má, xương quai hàm. 
  • Lỗ chân lông to hoặc bị bít tắc trong vùng chữ T. 
    • Da vùng chữ T dễ xuất hiện mụn. 
    • Da vùng má bị khô, bong tróc và xỉn màu. 

DA NHẠY CẢM:

  • Da nhạy cảm là tình trạng da bị kích ứng sau khi tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da hoặc các yếu tố khác từ môi trường 
    • Thay đổi nhiệt độ Nóng – Lạnh. 
    • Nước hoa. 
    • Phấn hoa. 
    • Tia cực tím. 
    • Thức ăn (cá ngừ, hải sản, các loại mắm,…). 
    • Bụi bẩn. 
    • … 
  • Có nhiều nguyên nhân gây kích ứng ở da nhưng đôi khi rất khó để xác định được yếu tố cụ thể nào gây nên. 
Viết bình luận của bạn