Banner top Banner top

Da và cấu trúc sinh lý của da

Phạm Anh
Thứ Ba, 29/06/2021

THƯỢNG BÌ

Thượng bì là lớp da bên ngoài cùng có thể chạm và quan sát với mắt thường. Nó có độ dày trung bình khoảng 0,2 mm tùy từng vùng. 

Tính từ dưới lên trên, thượng bì được chia làm 4 lớp chính:

  • Lớp sừng
  • Lớp gai
  • Lớp hại
  • Lớp đáy

Ở lòng bàn tay và bàn chân còn xuất hiện thêm lớp bóng, nằm giữa lớp sừng và lớp hạt. Ngoài ra thượng bì còn chứa các cấu trúc như: tế bào melanocyt, keratinocyte, merkel, langerhans và dây thần kinh cảm giác.

Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.

Chức năng 

  • Hàng rào bảo vệ
    • Vật lý 
      • Lớp biểu bì ở ngoài cùng của da có lớp sừng tương đối vững chắc, không những ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại mầm bệnh mà còn có khả năng chống lại các chất tiết (enzyme) có khả năng phá huỷ mô để mở đường tấn công của nhiều vi khuẩn. 
      • Lớp này còn có một cơ chế bảo vệ khác là tự bong tróc theo chu kỳ, giúp loại bỏ các mầm bệnh xâm nhập, không để chúng có thời gian sinh sản (tế bào chết). 
    • Hóa học  (pH)
      • Các tế bào ở da tiết ra nhiều chất nhờn có tính acid. Những chất nhờn này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như ức chế khả năng gây hại của vi khuẩn. 
    • Sinh học 
      • Bề mặt da có một hệ sinh thái gồm nhiều loại vi khuẩn, virus và vi nấm ức chế lẫn nhau không cho một loại nào được phát triển quá mức. 
      • Bên cạnh đó, da có số lượng lớn tế bào miễn dịch, giúp đẩy lùi sự phát triển của những vi khuẩn gây hại trên da. 

  • Độ ẩm 
    • Các tế bào ở lớp sừng thì được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì. Những lipid này tạo nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. 
    • Vai trò của việc giữ ẩm cho da 
      • Hạn chế khô da: giúp duy trì kết cấu da, ngăn cản các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. 
      • Cung cấp các yếu tố bảo vệ cho da. 
      • Cải thiện tính chất của da 
        • Da đàn hồi tốt. 
        • Bề mặt da trơn láng và sáng hơn. 
        • Nếu da mất nước quá nhiều, da trở nên khô, sần sùi, kém mượt mà và lỗ chân lông lộ rõ ra. 

  • Màu da 
    • Melanin là sắc tố quyết định màu da của mỗi người, được tạo ra từ những tế bào da gọi là melanocytes, nằm phân bố ở lớp đáy của thượng bì. 
    • Melanin được hình thành bởi các 2 yếu tố chính 
      • Yếu tố bên trong (sự thay đổi nội tiết hoặc những yếu tố ảnh hưởng đến nội tiết). 
      • Yếu tố bên ngoài (ánh nắng mặt trời). 
    • Sắc tố Melanin tồn tại dưới 2 dạng chính 
      • Eumelanin: nâu đậm đến đen. 
      • Pheomelanin: nâu đỏ. 
    • Vai trò của Melanin 
      • Giúp chống lại tác động nhiệt từ bên ngoài: Lửa và nắng. Melanin giúp cân bằng nhiệt độ cho cơ thể và giúp kháng khuẩn. Sự có mặt của Melanin giúp cơ thể chống bức xạ tia cực tím. Từ đó, chúng giúp chống oxy hóa làn da. Tuy nhiên, hàm lượng Melanin sản sinh quá nhiều có thể sản sinh nám – tàn nhang. 
      • Quan trọng hơn, con người không thể quyết đinh hàm lượng Melanin. Ba yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng Melanin 
        • Yếu tố di truyền. 
        • Vitamin D. 
        • Mức độ tiếp xúc với tia cực tím. 


 

TRUNG BÌ

Trung bì là vùng dày nhất của da, là mô liên kết, nâng đỡ thượng bì và gắn kết thượng bì với hạ bì. Độ dày khác nhau tùy từng vùng của cơ thể từ 1/10mm đến vài mm.

Trung bì gồm các thành phần như:

  • Collagen
  • Elastin
  • Matrix
  • Thụ thể thần kinh
  • Mạch máu
  • Tuyến mồ hôi
  • Nang lông
  • Tuyến bã.

Chức năng 

  • Trung bì là một mạng lưới các sợi liên kết, có nhiệm vụ nuôi dưỡng và nâng đỡ thượng bì. Đây là vùng có chứa các dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, nang lông, tuyến nhờn và các tuyến mồ hôi. 
  • Trung bình bao gồm 2 lớp: Lớp lưới và Lớp đáy, được cấu trúc từ 3 thành phần chính: Collagen, Elastin và Hyaluronic Acid (HA). 
    • Collagen 
      • Chiếm 70% cấu trúc da, đóng vai trò nâng đỡ thượng bì, quyết định độ đàn hồi, săn chắc của làn da. 
      • Nhưng hàm lượng Collagen sản sinh trong cơ thể lại giảm dần theo độ tuổi từ 20+ và có thể giảm đến 25% ở tuổi 40 và 50% ở tuổi 60. Do đó dù chống lão hóa sớm hay muộn đều cần bổ sung Collagen. 
    • Elastin 
      • Có nguồn gốc từ sợi Collagen nhưng lớn hơn và có phân nhánh, là khung liên kết các tế bào, đem lại độ đàn hồi cho làn da. 
      • Elastin cũng giảm dần cả về số lượng và chất lượng, làm kết cấu của da suy yếu dần, xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và chảy xệ. 
    • Hyaluroic Acid 
      • Phân tử dạng gel có khả năng giữ nước, do đó đảm nhận chức năng làm chất đệm và lấp đầy khoảng trống giữa những tế bào. 
      • Hyaluroic Acid không chỉ giúp cho da đẹp hơn, căng mịn hơn mà còn là lớp đệm cho đốt xương khớp, giữa những dây thần kinh và lấp đầy hốc mắt.  

HẠ BÌ

Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. 

Chứng năng 

  • Đây được xem như một lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ. 
  • Số lượng chất béo ở mô dưới da khác nhau ở các vùng trên cơ thể. Hơn nữa, sự tạo thành các tế bào này cũng khác nhau giữa nam và nữ, cũng như cấu trúc của các bộ phận khác của da. 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn