CHẤT BÉO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Phạm Anh
Thứ Ba,
22/06/2021
CHẤT BÉO
Chất béo hay còn gọi là lipid, là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của mọi lứa tuổi, cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Mỗi gam chất béo cung cấp 37kJ (9kcalo).
Và chất béo còn là một trong bốn nhóm dưỡng chất quan trọng nhất của con người bao gồm chất đường, chất đạm, chất béo và cuối cùng là vitamin với khoáng chất.
CHẤT BÉO ĐƯỢC TÌM THẤY Ở ĐÂU
Hiện nay, chất béo được sử dụng rất phổ biến trong những món ăn, từ trong nhà ra ngoài đường. Và chất béo được tìm thấy chủ yếu ở 2 nguồn chính:
- Nguồn gốc thực vật (dầu, thể chất lỏng và chủ yếu là các axit béo chưa no) như: bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng...
- Nguồn gốc động vật (mỡ, thể chất đặc và chủ yếu là các axit béo no) như: trứng, thịt, cá,thuỷ sản...
VAI TRÒ CỦA CHẤT BÉO
- Dự trữ và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ bắp và các hoạt động sống của cơ thể.
- Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi về nhiệt độ của môi trường bên ngoài.
- Hỗ trợ vận chuyển và hấp thụ các loại Vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K.
- Tham gia cấu tạo nên nhiều tổ chức trong cơ thể.
- Giúp tăng cảm giác no khi dung nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.
- Ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da, giúp giữ nhiệt hiệu quả.
DẤU HIỆN KHI CƠ THỂ BỊ THIẾU HOẶC THỪA CHẤT BÉO
Cơ thể thiếu hụt chất béo
Mức năng lượng giảm nhanh:
- Khi cạn kiệt chất béo, cơ thể không còn nguồn năng lượng dự trữ và không thể hoạt động ở mức tối ưu. Hơn nữa, mức độ chất béo cơ thể thấp cũng có liên quan đến nhịp tim chậm như giảm sản xuất hormone tuyến giáp dẫn đến mệt mỏi.
Luôn cảm thấy lạnh:
- Chất béo đóng một vai trò trong việc làm cho cơ thể duy trì được nhiệt độ và cũng là chất cách nhiệt cho các cơ quan. Bên cạnh đó, rối loạn chức năng tuyến giáp, cũng có thể tăng lên ở những người có tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể quá thấp.
Suy giảm hệ miễn dịch:
- Chất béo cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước những bệnh lý nghiêm trọng. Loại bỏ chất béo khỏi thực đơn sẽ khiến cơ thể thiếu hụt vitamin, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.
Cảm thấy mệt khi vận động hoặc luyện tập thể dục:
- Khi cơ thể vận động liên tục trong thời gian dài, lượng carbohydrate dung nạp sẽ bị cạn kiệt. Lúc này chất béo sẽ tham gia như một nguồn năng lượng dự trữ. Nếu cơ thể quá ít chất béo, thì các cơ bắp trong cơ thể sẽ tham gia vào việc cung cấp năng lượng, đó là lý do vì sao các cơ bắp bị teo lại.
Dễ bị mất tập trung, suy giảm trí nhớ:
- Chất béo chiếm tới 60% tế bão não và giúp tăng cường sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ mất trí nhớ. Thiếu hụt chất béo sẽ dẫn đến mất tập trung, kém tỉnh táo và tinh thần mệt mỏi.
Nhanh thấy đói:
- Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. Thiếu hụt chất béo sẽ khiến cơ thể nhanh thấy đói hơn dù mới ăn rất no.
Cơ thể dư thừa chất béo
Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo và hạn chế vận động, sẽ làm dư thừa năng lượng trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe:
- Thừa cân - Béo phì.
- Tim mạch.
- Huyết áp.
- Đột quỵ.
- Xơ vữa động mạch.
- Đái tháo đường.
- ...
NHU CẦU CHẤT BÉO THEO ĐỘ TUỔI
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì nhu cầu chất béo sẽ khác nhau. Và dưới đây là những cột mốc cơ bản để tham khảo:
- Với trẻ đang bú mẹ, chất béo của sữa mẹ cung cấp 50-60% năng lượng ăn vào là do trẻ dưới 1 tuổi, cần được bú mẹ vì trong sữa mẹ hàm lượng chất béo cao lại giàu DHA và EPA là những axit béo đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bộ não của trẻ.
- Với trẻ trên 6 tháng, lượng lipid cần khoảng 30-40% năng lượng khẩu phần ăn và tỷ lệ mỡ động vật/dầu thực vật nên ở mức khoảng 70:30 do cơ thể trẻ đang phát triển nhanh rất cần acid arachidonic, một acid béo không no có nhiều trong mỡ động vật.
- Với thanh, thiếu niên và người trưởng thành, lượng lipid cần khoảng 15-20% năng lượng khẩu phần ăn và tỉ lệ mỡ động vật/dầu thực vật nên ở mức khoảng 50/50.
- Với người trung và cao tuổi, lượng lipid cần khoảng 18% và tỷ lệ dầu thực vật/mỡ động vật nên ở mức khoảng 60-70/30.
MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT BÉO VÀ COVID-19
Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người có hàm lượng axit béo (hay nói chính xác hơn là Omega-3) trong máu cao hơn có thể giảm nguy cơ tử vong do mắc COVID-19. Vì vậy, để chống lại những ảnh hưởng đến sức khỏe do mắc COVID-19, cần chú trọng việc bổ sung Omega-3 có ở trong một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày, như:
- Bổ sung nhiều hạt lanh hơn trong chế độ ăn uống.
- Cố gắng bắt đầu ngày mới với một ly nước ấm pha hạt Chia.
- Ăn nhiều rau lá xanh hơn như cải xoăn, rau bina, lá cải, cải bruxen,...
- Bất cứ khi nào đói - ăn các loại hạt và quả mọng, chẳng hạn như quả óc chó, hạnh nhân, quả việt quất, ...
- Đối với tất cả những người không bị dị ứng với hải sản có thể có cá hồi, cá mòi, hàu,...
- Ăn một quả bơ mỗi ngày.
- Ăn ít nhất một quả trứng mỗi ngày.
- Bổ sung đậu nành trong chế độ ăn uống (dầu đậu nành hoặc đậu nành).
exceday Trả lời
15/05/2022India Pharamcy Zoloft Czxwpq https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Cephalexin Monohydrate Use In Cats Cialis Yvniwb https://newfasttadalafil.com/ - Cialis